Giúp con người trường thọ từ khoa học công nghệ

1. Tạo bộ phận con người bằng công nghệ in 3D

Giống như phụ tùng ôtô và các loại đồ đạc khác, chỉ cần một thiết bị in 3D người ta có thể chế ra các chi tiết dự phòng thay thế cho con người khi bị sự cố hay ngưng hoạt động. Một trong những cơ sở tiên phong trong lĩnh vực này là Viện Y học tái sinh Wake Forest (WFIRM) của Mỹ, thành lập năm 2004 có thể cung ứng các sản phẩm nói trên bằng cách sử dụng các tế bào gốc, và “in ra” tới hơn 30 bộ phận cơ thể khác nhau như tai, mũi, thận..., thậm chí từng in được cả tim chuột với hai ngăn riêng biệt và có nhịp đập thực sự.

Theo WFIRM, một số bộ phận này đã được cấy ghép thành công vào cơ thể người. WFIRM hiện đang nghiên cứu cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới, khắc phục tình trạng thiếu hụt vật liệu hiến tặng, không chỉ là vật liệu cứu tinh mà còn giúp con người trường thọ.

2. Công nghệ đông lạnh

Từ lâu, công nghệ lạnh đông (cryonics) đã trở thành tiêu chuẩn vàng của ngành y. Ý tưởng này được khởi xướng từ những năm thập niên 60 ở thế kỷ 20 khi giáo sư tâm lý học người Mỹ James Bedford tự biến mình thành “chuột bạch” để bảo quản lạnh đông. Bedford trở thành người đầu tiên trên thế giới được mai táng trong môi trường nitơ lỏng lạnh đông triệt để nhằm chờ ngày tái thế. Tại Mỹ, có nhiều cơ sở, trong đó có dịch vụ của hãng Alcor Life Extension Foundation (Alcor) được xem là khả thi nhất, giúp người chết chờ ngày khoa học tìm ra cách chữa các loại bệnh nan y để giúp nhóm người này tái sinh.

Tại Alcor và nhiều cơ sở khác trên thế giới hiện đã có nhiều khách hàng tham gia, phần lớn là những người nổi tiếng và nhóm người có điều kiện về kinh tế.Trong tương lai, các bệnh tật liên quan đến ADN sẽ được đẩy lùi.

Trong tương lai, các bệnh tật liên quan đến ADN sẽ được đẩy lùi.

3. Ngừng lão hóa

Theo các chuyên gia ở Đại học Northwestern Mỹ, một trong những điều đơn giản để chấm dứt cuộc sống con người và động vật là tuổi tác, riêng động vật, khi đến độ tuổi “trưởng thành sinh sản” cũng là lúc bắt đầu xuống dốc. Tuy nhiên, nhờ khoa học, quá trình này ở động vật lẫn con người từng bước được đảo ngược. Khoa học hiện đã tìm ra cách làm ngưng quá trình lão hóa ở loài giun tròn, giúp chúng “cải lão hoàn đồng”. Tương lai, công nghệ này sẽ được áp dụng trên con người, làm ngưng hay ít ra cũng làm chậm quá trình lão hóa, giúp con người khỏe hơn và sống lâu hơn.

4. Hacking ADN

Hacking ADN là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây được ứng dụng trong lĩnh vực y học để chữa bệnh. Trong tương lai, các loại bệnh tật mà con người mắc phải hay con người bị mắc kẹt trong ADN sẽ không còn nữa. Nó được giải quyết bằng công nghệ này, công nghệ hacking. Hacking có thể hiểu giống như công việc của một tin tặc, trong đó, thay vì máy tính, người ta can thiệp vào hệ ADN của cơ thể.

Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này là một start-up ở San Francisco có tên Cambrian Genomics (CG) đã và đang giải quyết vấn đề trên. Austen Heinz - người sáng lập CG cùng các đồng nghiệp tìm ra cách in laser DNA, “lấy ra những gì đang tồn tại trong ADN và đặt những gì họ muốn vào đó”. Ví dụ, trong ADN có một đột biến phát sinh bệnh Tay-Sachs, bệnh di truyền đe dọa tính mạng thì CG có thể in ra (chỉnh sửa) một trình tự ADN mới, không khuyết tật, khắc phục hoàn toàn căn bệnh này.

5. Sửa chữa tế bào bằng công nghệ nano

Công nghệ nano có thể hiểu đơn giản là những robot kích thước phân tử, thậm chí là nguyên tử. Khái niệm công nghệ nano được ra đời cách đây vài thập kỷ, hiện đang được ứng dụng ngày càng rộng khắp trong mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó có ứng dụng trong y khoa, kéo dài tuổi thọ. Với những robot nhỏ xíu, các nhà khoa học và bác sĩ tin rằng chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch tấn công lại những căn bệnh như AIDS hay các dạng ung thư nguy hiểm.

Theo Reuters, năm 2009, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts Mỹ (MIT) đã tiêu diệt thành công tế bào ung thư buồng trứng ở chuột, giúp loài gặm nhấm này khỏi bệnh.

6. Điều khiển học

Một trong những công nghệ tiên tiến có thể áp dụng cho lĩnh vực y học, làm tăng tuổi thọ cho con người, đó là kỹ thuật điều khiển học (Cybernetics). Theo Forbes, Cybernetics là khoa học về điều khiển, thu thập, truyền và xử lý thông tin, đặc biệt là kết hợp giữa người và máy móc. Người đầu tiên trên thế giới được mệnh danh là cyborg (sinh vật bán cơ khí) là Arne Larsson, bệnh nhân dùng máy tạo nhịp tim nhân tạo đầu tiên hồi thập niên 50 thế kỷ trước, có tuổi thọ cao hơn so với mong đợi của các bác sĩ. Từ đây, lĩnh vực điều khiển học được phát triển ngày càng sôi động. Đến năm 2002, các nhà khoa học đã cấy ghép não điện tử để giúp người bệnh Parkinson phục hồi.

Theo Discovery News, hiện nay khoa học tiếp tục phát triển các bộ phận thay thế mới để lắp vào cho cơ thể con người, dự kiến đến năm 2035, khoa học sẽ tạo ra các vật thể nhân tạo “toàn tập” có bộ não nhân tạo, có thể chuyển đổi ý thức con người vào trong não và cơ thể nhân tạo.

Khắc Nam

((Theo Grunge.com, 2017))