Sụp mi mắt

tuy nhiên ở tuổi trung niên trở đi nhiều người đi khám với lý do mất thẩm mỹ mà không nghĩ đến bệnh cảnh khác. Sụp mi không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà có thể do một số bệnh lý ác tính nguy hiểm khác.

Do nguyên nhân bẩm sinh

Tùy theo thời điểm xuất hiện có sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải, trong đó sụp mi bẩm sinh xuất hiện ngay sau khi sinh và thường gặp nhất (chiếm 55 - 75% các trường hợp sụp mi). Sụp mi bẩm sinh gặp ở khoảng 1,8% số trẻ sơ sinh và có thể phối hợp với những bất thường khúc xạ, vận nhãn và dị dạng ở sọ mặt. Sụp mi bẩm sinh một bên chiếm khoảng 75%. Sụp mi bẩm sinh có thể gây ra những hậu quả: nhược thị nếu mi sụp che diện đồng tử khoảng 19% có thị lực kém, tật khúc xạ do áp lực của mi mắt lên nhãn cầu (63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ), hạn chế thị trường, cong lệch cột sống do cố ngửa cổ để nhìn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ.

Sụp mi mắt

Do nguyên nhân mắc phải

Do cân cơ: đây là thể hay gặp nhất. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Cơ chế do cân cơ nâng mi thoái hóa, giãn mỏng, không còn bám chắc được vào sụn mi (tuột điểm bám, đầu cân chỉ còn bám lên vách ngăn) do tuổi cao, chấn thương, bị viêm mi, chắp lẹo nhiều lần, sau phẫu thuật, day ấn quá mức, đeo kính áp tròng… Khi mắc bệnh nhân có biểu hiện sụp mi với biên độ vận động mi không giảm đáng kể. Nếp mi trên bị nâng cao hoặc không rõ, mi trên mỏng.

Do tổn thương thần kinh: thường gặp do tổn thương các cấu trúc thần kinh chi phối cơ nâng mi và cơ Muller. Biểu hiện tùy vị trí và mức độ tổn thương, có các thể bệnh sau:

- Liệt dây thần kinh sọ số III hay dây vận nhãn chung (liệt hoàn toàn hoặc nhánh trên) mắc phải do chấn thương sọ mặt, khối u chèn ép, xâm lấn (u màng não, ung thư vòm họng…), do phẫu thuật, do viêm, do các bệnh mạch máu (thông động mạch cảnh - xoang hang, đái đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...). Thường kèm theo rối loạn vận nhãn, tổn thương thần kinh khác với mức độ khác nhau như hội chứng khe dơi, hội chứng đỉnh hốc mắt, hội chứng xoang hang,…

- Liệt nhân dây thần kinh sọ số III (hoàn toàn hoặc một phần) thường do u, nhồi máu, xuất huyết trung não trong các bệnh mạch máu (đái đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...) gây ra các hội chứng cuống não như hội chứng Weber (liệt nhân dây thần kinh III cùng bên và liệt nửa người đối diện), hội chứng Benedick (liệt nhân dây thần kinh III cùng bên và run chân tay bên đối diện),...

- Liệt trên nhân dây thần kinh vận nhãn trong các bệnh lý chất trắng, tổn thương vỏ não…

- Hội chứng Claude Bernard - Horner mắc phải (sụp mi, co đồng tử, nhãn cầu thụt...) do tổn thương hạch giao cảm cổ trên do chấn thương, phẫu thuật, u đỉnh phổi (hội chứng Pancoast - Tobias)…

Do cơ: cơ nâng mi bị giảm chức năng co cơ vĩnh viễn hoặc tạm thời trong các bệnh cơ khu trú hoặc tỏa lan (bệnh loạn dưỡng cơ, liệt vận nhãn tiến triển mạn tính, loạn dưỡng cơ mắt - hầu, hội chứng Guillain - Barré…), sau tiêm Botulinum toxin (Botox, Dysport)… Biểu hiện: sụp mi với biên độ vận động mi giảm, kèm theo các triệu chứng của bệnh cơ toàn thân.

Do tác nhân cơ học: do mi trên bị chèn ép (u mi trên, u hốc mắt, tuyến lệ phì đại…), do chùng da mi, do dính (xơ hóa quanh cơ, sẹo lớn mi, dính mi - cầu do bỏng, dị ứng thuốc, mắt hột…)… Sụp mi với biên độ vận động mi giảm, kèm theo các triệu chứng của bệnh lý gây sụp mi.

Do thần kinh - cơ trong bệnh nhược cơ nặng: tổn thương synapse thần kinh - cơ (tấm vận động) do rối loạn miễn dịch, có thể do u hoặc phì đại tuyến ức. Sụp mi hay khởi phát vào tuổi dậy thì, ở 1 hoặc 2 bên mắt, thường thay đổi, nặng hơn về cuối ngày hay sau vận động, gắng sức. Có thể kèm theo rối loạn vận nhãn và bại các cơ khác... Đáp ứng các mức độ khác nhau với các nghiệm pháp như nước đá, Tensilon, Prostigmin… Điện cơ có giá trị tốt. Chụp CT lồng ngực có thể thấy bất thường tuyến ức.

Do chấn thương, phẫu thuật, can thiệp mạch máu: chấn thương đụng giập hoặc đâm xuyên vào cân cơ có thể gây sụp mi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phẫu thuật hốc mắt, sọ não, can thiệp mạch máu cũng có thể làm tổn thương trực tiếp cân cơ, thần kinh gây sụp mi.

Điều trị sụp mi

Mục đích điều trị là cải thiện chức năng và cải thiện thẩm mỹ. Nội dung điều trị nguyên nhân: một số sụp mi mắc phải khi nguyên nhân được giải quyết sẽ hết sụp mi như đái tháo đường, nhược cơ, u chèn ép…

- Nâng mi sụp bằng phẫu thuật.

- Điều trị biến chứng của sụp mi: nhược thị, cong vẹo cột sống…

- Điều trị các tổn thương kèm theo: tổn thương nhãn cầu, rối loạn vận nhãn…

- Phẫu thuật điều trị sụp mi:

Với sụp mi bẩm sinh: thường khi trẻ 5 - 6 tuổi, nếu sụp mi nặng có nguy cơ nhược thị hoặc lệch vẹo đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. Với sụp mi mắc phải: khi độ sụp mi và nguyên nhân đã ổn định.

Đã có nhiều phương pháp được đề xuất, bao gồm 2 nhóm chính: làm ngắn mi trên và dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn một số phương pháp được ưa chuộng.

Sụp mi mắt Nếu sụp mi nặng có nguy cơ nhược thị hoặc lệch vẹo đầu thì cần phải mổ sớm hơn

Các phương pháp phẫu thuật làm ngắn mi trên được chỉ định khi chức năng cơ nâng mi trên còn ở mức khá hoặc tốt. Ưu điểm là bảo tồn được chức năng còn lại của cơ nâng mi, còn đồng vận mi mắt - nhãn cầu nên thẩm mỹ khá hơn. Nhược điểm là hiệu quả kém với sụp mi nặng và chức năng cơ nâng mi yếu, thường điều chỉnh thiếu, dễ tái phát. Có nhiều cách làm ngắn mi trên, thực hiện bằng đường từ phía trước qua da hoặc đường từ phía sau qua kết mạc. Phổ biến nhất là phương pháp Berke (cắt ngắn cân nâng mi qua da) và phương pháp Fassanella - Servat (cắt sụn - cơ Muller qua kết mạc). Với sụp mi tuổi già thường chỉ cần cắt da mỡ thừa, đính lại điểm bám của cân nâng mi vào sụn mi.

Các phương pháp phẫu thuật dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận đươc chỉ định khi chức năng cơ nâng mi trên yếu hoặc không còn, nhưng có nhược điểm là mi mất đồng bộ vận động với nhãn cầu, dễ bị hở mi. Có nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất là treo mi vào cơ trán bằng các chất liệu tự thân (cân đùi, cân cơ thái dương nông, bó cơ vòng mi, dải cơ trán, vạt cơ trán...) hoặc nhân tạo (chỉ không tiêu, silicon...).

Có thể gặp một số biến chứng trong các phẫu thuật điều trị sụp mi như: điều chỉnh quá mức hoặc chưa đủ, không cân xứng 2 bên, hở mi đẫn đến viêm loét giác mạc, lật mi hoặc quặm mi, bờ mi gập góc (cong không bình thường), nếp mi không đẹp...

TS.BS. ĐINH VIẾT NGHĨA

Những ứng dụng điểm nhấn từ khi ADN được phát hiện

Sự kết hợp giữa sinh học và công nghệ mang lại những lợi ích to lớn cho con người, đặc biệt là trong y học, thậm chí còn dùng để tái tạo khuôn mặt tội phạm. Dưới đây là một số ứng dụng điểm nhấn kể từ khi ADN được ra đời.

Vài nét về ADN

Theo Bách khoa thư mở, ADN gọi theo từ viết tắt tiếng Pháp Acide désoxyribonucléique hoặc DNA, theo từ viết tắt tiếng Anh Deoxyribonucleic acid. Đây là phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và nhiều loài virút. DNA và RNA là những axít nucleic, cùng với protein, lipid và những cacbohydrat cao phân tử (polysaccharide), chúng tạo nên bốn đại phân tử chính đóng vai trò thiết yếu đối với mọi dạng sống từng được biết đến. Phần lớn các phân tử DNA được cấu tạo từ hai mạch polyme sinh học xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tạo thành chuỗi xoắn kép.

ADN lưu trữ thông tin sinh học, các mã di truyền đến các thế hệ tiếp theo và để chỉ dẫn cho quá trình sinh tổng hợp protein. ADN ở tế bào nhân thực (động vật, thực vật, nấm và nguyên sinh vật) được lưu trữ bên trong nhân tế bào và một số bào quan, như ty thể hoặc lục lạp. Ngược lại, ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ), do không có nhân tế bào, ADN nằm trong tế bào chất. Bên trong tế bào, ADN tổ chức thành những cấu trúc dài gọi là nhiễm sắc thể. Trong giai đoạn phân bào các nhiễm sắc thể hình thành được nhân đôi bằng cơ chế nhân đôi ADN, mang lại cho mỗi tế bào có một bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh như nhau. Ở nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực, những protein chất nhiễm sắc như histone giúp thắt chặt và tổ chức cấu trúc ADA. Cấu trúc thắt chặt này sẽ quản lý sự tương tác giữa ADA với các protein khác, quy định vùng nào của ADN sẽ được phiên mã.

ADN được cô lập được lần đầu tiên vào năm 1869 bởi Friedrich Miescher. Francis Crick và James Watson nhận ra cấu trúc phân tử chuỗi xoắn kép của nó vào năm 1953, dựa trên mô hình xây dựng từ dữ liệu thu thập qua ảnh chụp nhiễu xạ tia X do Rosalind Franklin thực hiện. DNA trở thành một công cụ phân tử giúp các nhà nghiên cứu khám phá các lý thuyết và định luật vật lý sinh học, như định lý ergodic và lý thuyết đàn hồi. Những tính chất vật liệu độc đáo của DNA biến nó trở thành phân tử hữu ích đối với các nhà khoa học vật liệu quan tâm trong lĩnh vực chế tạo vật liệu cỡ micro và nano, như trong công nghệ nano DNA.

Một số ứng dụng kể từ khi ADN được phát hiện

Đánh cắp gen:

Một sinh vật lạ dưới nước có tên Gấu nước (tardigrade) gần đây đã được các khoa học nghiên cứu, phát hiện thấy chúng có những đặc tính di truyền kỳ bí. Sau khi hệ gen của gấu nước được lập, khoa học khám phá ra nhiều khả năng siêu nhiên của sinh vật này. Động vật không xương sống cực nhỏ này có thể tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt như trong nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi, áp suất cực lớn đến mức không thể tin nổi, hoặc trong điều kiện bức xạ, thậm chí cả trong môi trường không có thức ăn và nước uống, gấu nước vẫn sống khỏe tới một thập kỷ. Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy, sở dĩ gấu nước có các đặc tính kỳ lạ này là do nó có khả năng đánh cắp gen từ các dạng sống khác. Động vật và con người trải qua quá trình này, được gọi là quá trình chuyển gen ngang, chủ yếu là nhờ virút. Hầu hết các loài có 1% ADN ngoại lai trong khi gấu nước lại có chứa tới 17,5%.

Những ứng dụng điểm nhấn từ khi ADN được phát hiệnGấu nước (tardigrade)

Gấu nước là tên gọi phổ biến của loài động vật tardigrada, sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi tám chân, một phần của siêu ngành Ecdysozoa, được tìm thấy các đây 530 triệu năm, vào kỷ Cambri. Ước tính có tới 6.000 gen được đánh cắp từ vi khuẩn, nấm, nấm, cây trồng và sinh vật đơn bào. Gấu nước có cơ chế sống sót khi chúng tự khô. Cấu trúc ADN đặc biệt của gấu nước giúp chúng tự sinh tồn, ví dụ khi khô cằn hạn hán, hệ gen gấu nước tự tái cấu trúc, hấp thụ các sinh vật nhỏ hơn để giúp chúng tồn tại. Cơ chế này truyền cho các thế hệ tiếp theo, giúp hậu duệ gấu nước trường tồn trong những môi trường khắc nghiệt và cực đoan. Nhờ phát hiện nói trên, giúp con người hiểu sâu hơn về sự tiến hoá và thừa kế di truyền của các sinh vật sống.

Kem chống nắng từ ADN của tinh trùng cá hồi:

Tin vui cho nhóm người tôn thờ ánh nắng mặt trời, tương lai họ không còn phải lo về nguy cơ tổn hại về da do các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây ra, đặc biệt là nguy cơ phá hủy ADN, phát sinh ung thư.

Những ứng dụng điểm nhấn từ khi ADN được phát hiệnNhững ứng dụng điểm nhấn từ khi ADN được phát hiệnKem chống nắng từ ADN tinh trùng cá hồi sẽ giúp con người tắm nắng vô tư mà không lo bị mắc bệnh

Năm 2017, các nhà khoa học đã nghiên cứu, cho ra đời một loại kem chống nắng từ ADN tinh trùng cá hồi, có khả năng hấp thụ tia cực tím, giống như làn da thứ hai bảo vệ cho con người. Nhờ sản phẩm đặc biệt nói trên mà ánh nắng mặt trời còn sót lại sẽ có tác dụng kích hoạt cơ thể theo chiều tích cực, giúp con người nhận được nhiều vitamin D hơn. Loại kem này tạo ra lớp bảo vệ da, nên có thể tắm nắng nhiều giờ mà không phải lo mất nước, giảm độ ẩm cơ thể và nhiều hệ lụy khác.

Theo các chuyên gia ở ĐH Hokkaido, Nhật Bản, ADN từ tinh trùng cá hồi được xem là một bộ lọc độc tố rất hữu ích. ADN trong tinh dịch của cá hồi là phân tử xoắn kép dài có chứa thông tin di truyền. Bên cạnh việc giữ vai trò dẫn truyền năng lượng và liên thông giữa các tế bà, ADN còn hỗ trợ trong việc thực hiện chức năng enzyme trong cơ thể cũng như sửa chữa và tái tạo các tế bào trong cơ thể. Đây là sản phẩm được phụ nữ Nhật Bản ưa chuộng. Ứng dụng loại kem này có thể pha thêm nước và ethanol. Vật liệu không màu này cũng có thể được sử dụng để băng vết thương khẩn cấp hoặc vết thương thông thường. Tinh thể kết tinh của kem nói trên còn cho phép các bác sĩ theo dõi tiến độ phục hồi vết thương mà không phải mở lớp băng ra.

Ứng dụng ADN trong chỉnh sửa gen:

Trong nỗ lực nhằm chữa bệnh rối loạn máu nguy hiểm, năm 2017, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra phôi người trong phòng thí nghiệm. Đây là dự án liên quan đến phôi nhân bản và mô lấy từ một bệnh nhân mắc bệnh beta-thalassemia. Giống như nhiều bệnh di truyền khác, thiếu máu beta-thalassemia là căn bệnh do trục trặc trong base DNA của con người. Mã di truyền của con người bao gồm 4 base đại phân tử là adenine, cytosine, guanine, và thymine (A, C, G, và T). Chúng chứa toàn bộ hướng dẫn sử dụng cho việc hình thành con người và vận hành cơ thể.

Những ứng dụng điểm nhấn từ khi ADN được phát hiện

Nếu một đại phân tử này bất thường, được gọi là đột biến điểm có thể liên quan đến 2/3 các bệnh di truyền. Để tìm ra đột biến điểm cho bệnh beta-thalassemia, các nhà khoa học đã quét 3 tỉ “chữ viết” của mã di truyền con người để tìm nguyên nhân.

Cuối cùng, hóa ra đột biến điểm nằm ở đại phân tử G là thủ phạm. Một kỹ thuật có tên biên tập đại phân tử thay thế đột biến này bằng đại phân tử A và cuối cùng đã chữa được căn bệnh đầu tiên nới trên ở cấp độ ADN. Trong tương lai, hệ thống biên tập cơ sở (chỉnh sửa ADN) sẽ mang lại kết quả tích cực trong việc điều trị các bệnh nan y di truyền khác

DS. TRANG NHUNG

(Theo Livescience.com- 11/2017)

Thiết bị xác định rối loạn nhịp tim

Ứng dụng này có tên gọi Apple Heart Study, giúp phát hiện những bất thường về nhịp tim do tâm nhĩ rung (Afib) và gửi thông báo này cho người dùng.

Hãng Apple lần đầu tiên đưa ra sáng kiến này vào tháng 9 khi ra mắt watchOS4. Hiện,  Apple đang hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford để thực hiện dự án sử dụng dữ liệu nhịp tim để thông báo cho bác sĩ khi bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim. Các nhà khoa học đã thực hiện khảo sát với những người tham gia nghiên cứu về nhịp tim, đồng thời họ sẽ được cung cấp tư vấn miễn phí với bác sĩ và một miếng điện tâm đồ EKG để quan sát thêm. Để đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu này, các đối tượng phải từ 22 tuổi trở lên và sử dụng Apple Watch Series 1 hoặc phiên bản mới hơn.  Theo ông Jeff William, Giám đốc điều hành của hãng Apple: “ Làm việc với cộng đồng y tế, chúng tôi không chỉ thông báo với mọi người về điều kiện sức khỏe nhất định mà còn hy vọng thúc đẩy những khám phá khoa học về trái tim con người”. Ứng dụng này sử dụng công nghệ của Apple Watch để đo nhịp tim thông qua đèn LED màu xanh nhấp nháy hàng trăm lần mỗi giây để phát hiện lượng máu chảy qua cổ tay.

Trước đó, FDA đã phê duyệt thiết bị y tế đầu tiên của Apple Watch – đó là đầu đọc điện tử KardiaBAnd – một bộ cảm biến kết hợp với một ứng dụng giúp phát hiện nhịp tim bất thường và mức độ căng thẳng với độ chính xác lên tới 97%.

Quốc Tuấn

((Theo The Verges tháng 12 /2017))

Phòng ngừa cảm lạnh thế nào?

Xin hỏi bác sĩ vì sao như vậy? Phòng ngừa cách nào?

Trịnh Thị Tuyết (trinhtuyet@gmail.com)

Các triệu chứng điển hình ban đầu của cảm lạnh thông thường là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc cúm cao hơn, lưu ý giữa cảm lạnh thông thường và cúm khó phân biệt giữa các triệu chứng. Cảm cúm cũng có triệu chứng tương tự: bắt đầu bị cảm, hiện tượng tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa. Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục. Một hai ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực, đi tiểu ít, đờm, nước mũi nhiều có thể lỏng hoặc đặc. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Để điều trị cảm lạnh, hiện tại không có loại thuốc nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước (nước quả tươi càng tốt). Súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra các loại thuốc tra giúp thông mũi cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Trường hợp của em có lẽ sau sinh thiếu ngủ,̀ không được nghỉ ngơi và dinh dưỡng không đủ nên dẫn đến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng do đó dễ mắc bệnh. Để phòng ngừa, em nên giữ ấm cổ, đi đường nên đeo khẩu trang để tránh gió và bụi; khi tắm cần có đèn sưởi, tắm xong không ra gió, nếu thấy lạnh người nên uống nước trà gừng hoặc xoa dấu gió vào gan bàn chân, cổ và huyệt phong trì; đi đường nên đeo khẩu trang.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Chúng ta không chết vì ung thư, mà chỉ chết vì…có bệnh mới đi khám

Thói quen có bệnh mới đi khám chính là lý do khiến 70% tử vong do ung thư

Theo bác sĩ Hương, trong hơn 30 năm công tác, từ bệnh viện Thanh Nhàn, Ung bướu Hà Nội cho tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bà đã từng tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân ung thư và nhận thấy: có tới 90% người dân chỉ đi khám khi có triệu chứng nặng. Đó là lý do vì sao hầu hết các ca ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (giai đoạn IIIB, hoặc giai đoạn IV – ung thư đã di căn rộng).

Bác sĩ Minh Hương (trái) và TS.BS Lim Hong Liang (bác sĩ Singapore) trong một buổi tư vấn điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Có không ít trường hợp nhập viện trong tình trạng cấp cứu mới phát hiện ra ung thư như xuất huyết quá nặng, đại tiện không kiểm soát, không tự thở được, v.v. Trường hợp làm bà nhớ nhất đó là một người phụ nữ, 58 tuổi, có khối u tử cung to chiếm gần trọn xương chậu. Mặc dù đã mãn kinh 10 năm trước, nhưng khi có triệu chứng xuất huyết âm đạo, người bệnh này không đi khám cho tới khi xuất huyết nặng, bụng to như phụ nữ mang thai sắp tới ngày sinh nở.

Bác sĩ Hương cũng cho biết thêm, có nhiều bệnh ung thư ở bên ngoài như ung thư da, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, v.v. có thể gây ra triệu chứng sớm, nếu đi khám ngay có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu, cơ hội sống cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh ung thư xảy ra ở các tạng sâu bên trong cơ thể như vòm họng, phổi, gan, tuyến tụy, dạ dày, đại trực tràng, cổ tử cung, v.v. rất khó nhận biết dấu hiệu. Thường khi có triệu chứng, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Thay đổi thói quen đại tiện như táo bón, tiêu chảy kéo dài, hoặc xen kẽ, phân có lẫn máu, v.v. là những dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng.

Một số triệu chứng cảnh báo ung thư, nên đi khám ngay:

Thay đổi thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón, đại tiện ra máu, v.v. kéo dàiThay đổi chức năng bàng quang như đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu ra máu, v.v.Chảy máu bất thường như chảy máu không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo sau mãn kinh, chảy máu âm đạo sau quan hệ tình dục, v.v.Ho dai dẳng, ho ra máu, khàn giọng kéo dàiSờ thấy u, cục dưới da hoặc vùng da trên cơ thể trở nên dày khác thườngThay đổi nốt ruồi dưới ra về màu sắc, hình dạng, kích thướcGiảm từ trên 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân

Đi khám khi chưa có triệu chứng bệnh là cách tốt nhất để thoát khỏi ung thư

Chụp quang tuyến vú là 1 phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm ung thư vú. Phương pháp này được khuyến cáo cho tất cả chị em phụ nữ, nhất là trong độ tuổi từ trên 40.

Cũng giống như khám sức khỏe hàng năm, tầm soát ung thư định kỳ được các bác sĩ ung bướu khuyến khích thực hiện ở những người chưa có triệu chứng vì đó là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm, điều trị đạt hiệu quả cao, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Tầm soát ung thư đã được thực hiện nhiều năm nay trên thế giới, và nhờ đó mà tỷ lệ tử vong do ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, cổ tử cung, vú, v.v. đã giảm đáng kể, tiết kiệm chi phí điều trị cho nhiều người.

Các bác sĩ ung bướu khuyến cáo, chúng ta nên tầm soát những bệnh ung thư thường gặp  nhất. Ở nữ nên tầm soát ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, dạ dày, v.v. Ở nam thì nên quan tâm tầm soát ung thư phổi, đại trực tràng, dạ dày, tuyến tiền liệt, v.v. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc 1 loại ung thư cụ thể nào đó thì có thể tầm soát riêng bệnh đó, hoặc người trên 40 tuổi thì nên tầm soát nhiều loại ung thư, ở mức độ chuyên sâu hơn.

Tầm soát ung thư không chỉ giúp phát hiện ung thư sớm, mà còn giúp phát hiện các bệnh lý, điều kiện bất thường, hoặc tiền ung thư, giúp điều trị thành công.

Chung tay đẩy lùi ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống gói khám tầm soát ung thư với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Các gói khám đa dạng, xây dựng riêng cho từng độ tuổi, giới tính Nam và Nữ. Xem tại đây.

Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe cá nhân, tiền sử bệnh gia đình, v.v. bạn có thể lựa chọn gói khám phù hợp cho mình hoặc theo tư vấn của bác sĩ.

Để được tư vấn thêm về tầm soát ung thư hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ:

Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909

Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888

Email: scc@thucuchospital.vn

Website: ungbuouvietnam.com

 

Kiểm soát bệnh hen ở người cao tuổi

Bệnh hen không chừa lứa tuổi nào, nhiều người lần đầu bị hen khi tuổi còn rất nhỏ, bệnh giảm dần khi lớn lên nhưng có thể tái phát khi về già. Đôi khi người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao.

Một số yếu tố khởi phát cơn hen

Người ta nhận thấy một số yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen. Nhiễm khuẩn hô hấp do virut (virut hợp bào hô hấp, parainfluenza, cúm) là rất hay gặp. Cảm cúm, bụi nhà, các loại bọ nhà, bụi chăn đệm, lông móng các loài gia súc như chó mèo chuột thỏ, khói, phấn hoa, con mạt giường, tôm, cua, sò, hến cũng là các yếu tố kích phát hay gặp. Hen có thể xuất hiện sau khi bị trầm cảm, lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm. Một số thuốc như: aspirin, kháng viêm NSAID điều trị viêm nhiễm, thuốc chẹn beta (B-blocker) điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và ở dạng nhỏ mắt điều trị bệnh thiên đầu thống, một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm cũng gây cơn hen. Gắng sức (nhất là khi ngưng gắng sức), không khí lạnh, mãn kinh cũng gây hen.

Triệu chứng của hen phế quản

Cơn hen phế quản là triệu chứng chính và để nhận biết của bệnh hen. Triệu chứng báo trước thường là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, ngứa mũi, chảy nước mắt, nước mũi, ho khan vài tiếng rồi xuất hiện khó thở. Ở giai đoạn đầu, khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy. Sau đó, khó thở tăng dần, phải tì tay vào thành giường để thở, toát mồ hôi, mệt mỏi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài khoảng 10-15 phút, đôi khi hàng giờ hoặc có thể liên miên cả ngày không dứt. Sau cùng, cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đàm. Đàm có màu trong, quánh dính (đàm laenec). Bệnh nhân càng khạc đàm ra nhiều thì càng dễ chịu. Cơn hen thường xảy ra ban đêm (vì ban đêm có hiện tượng cường phó giao cảm), hoặc khi thay đổi thời tiết (do thay đổi độ ẩm trong không khí) hay khi có các yếu tố khởi phát như trên.Cần kiểm soát và điều trị bệnh hen tránh để bệnh biến chứng.

Cần kiểm soát và điều trị bệnh hen tránh để bệnh biến chứng.

Cần loại trừ những bệnh dễ nhầm với hen

Bệnh hen là bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh hen hay bị bỏ sót vì ở người cao tuổi đôi khi khó nhận biết thực sự đây là bệnh hen hay là bệnh tim hay bệnh phổi khác vì các triệu chứng tương tự nhau nếu không hỏi kỹ. Người hút thuốc lá lâu năm thường bị viêm phế quản mạn và khí phế thũng cũng có triệu chứng giống hen. Bệnh tim cũng gây khó thở, đau ngực, tim, đôi khi ho cũng dễ nhầm với bệnh hen. Người cao tuổi hay lầm lẫn, trí óc suy kém nên khi khai bệnh thường hay nhầm lẫn và không chính xác nên gây khó cho thầy thuốc, dễ chẩn đoán sai. Một số bệnh dễ nhầm với hen là: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường do thuốc lá, hội chứng nhiễm trùng, khó thở nhanh), viêm phế quản cấp dạng hen, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hen tim (tiền sử mắc các bệnh van tim như: hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, tăng huyết áp, thở nhanh cả 2 kỳ).

Hậu quả của bệnh hen khi không kiểm soát tốt

Khi cơn hen xảy đến thì bệnh nhân khó thở dữ dội, có khi ngừng thở. Bệnh nhân có thể tử vong tại nhà hay trên đường đi cấp cứu. Ngoài ra, nếu hen chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì càng khó chữa trị hơn vì chức năng phổi không hồi phục hoàn toàn. Lâu ngày hen gây suy hô hấp mạn, rồi suy tim (còn gọi là tâm phế mạn). Chất lượng sống giảm do phải thường xuyên đi bệnh viện cấp cứu...

Điều trị hen ở người cao tuổi

Điều trị cắt cơn hen cấp bằng các thuốc giãn phế quản, kháng viêm, thở oxy. Các thuốc hay dùng như thuốc giãn phế quản: theophylin, salbutamol, thuốc kháng viêm loại corticoid: prednisolon, betamethason… Việc điều trị các thuốc này cần có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hại không mong muốn. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường phải uống nhiều thứ thuốc hàng ngày nên có thể gây tương tác giữa các thuốc với nhau làm xuất hiện thêm nhiều phản ứng phụ không mong muốn khác hay làm giảm tác dụng của các thuốc. Vì vậy, người nhà phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết rõ.

Người cao tuổi do lú lẫn nên có thể bỏ thuốc hay quên uống thuốc phòng trị hen nên có thể gây cơn hen kịch phát mặc dù đã được kiểm soát. Người bệnh cũng có thể không nhận biết các dấu hiệu báo bệnh trở nặng làm khó xử trí kịp thời. Lại còn thói quen hút thuốc lá làm kịch phát cơn hen. Ở người cao tuổi, chức năng gan thận đã có sự suy giảm nên khó thải hết thuốc dẫn đến bị nhiều tác dụng phụ có hại. Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc kém đi.

Người có tuổi thường hay quên nên người nhà phải chia thuốc uống hàng ngày, từng buổi cho bệnh nhân. Tay chân lại hay bị run nên khó sử dụng thuốc dạng xịt, khí dung, vì vậy người nhà phải hỗ trợ. Người nhà cần theo dõi kỹ để phát hiện các dấu hiệu trở nặng bệnh và các tác dụng phụ của thuốc ở người bệnh để có hướng xử trí kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩDẫu rằng quản lý bệnh hen tốt cần dựa vào thuốc ngăn ngừa và điều trị triệu chứng, nhưng có thể ngăn ngừa cơn hen xảy ra bằng nhiều cách khác nhau.Tránh hoạt động thể lực quá sức không cần thiết. Tránh tiếp xúc với bụi, khói, nhất là khói thuốc lá. Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp. Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kịch phát cơn hen, sử dụng điều hòa không khí. Nếu không có điều hòa không khí thì phải giữ kín cửa sổ trong mùa phấn hoa, giữ sạch không khí trong nhà. Không nên nuôi chó mèo trong nhà. Vệ sinh giường chiếu sạch sẽ. Tập thể dục thường xuyên, nhưng cần lưu ý là phải vừa sức, không nên gắng sức. Nhờ tập thể dục mà tăng cường chức năng tim phổi. Duy trì trọng lượng ở mức hợp lý vì thừa cân và béo phì sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng hen.Ăn nhiều rau quả tươi, chẳng hạn các loại rau có màu xanh đậm như: xà lách, cải xoong, súp lơ, cải bó xôi, các loại quả có màu vàng hoặc tím như cà chua, bí đỏ, đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, E làm tăng cường hệ miễn dịch, giàu chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng bệnh tật.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

Khi nào nên mổ nội soi viêm xoang?

Đặng Việt Cường (vietcuong@gmail.com)

Người cao tuổi bị suy giảm sức đề kháng nên cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn; do suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật, do hệ thống “lông chuyển”, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém vì bị lão hóa nên chất nhầy tồn đọng trong xoang tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang... Một người bị viêm xoang thường có các biểu hiện đau nhức ở vùng xoang. Chẳng hạn viêm xoang hàm thì đau nhức vùng gò má; viêm xoang trán thì nhức giữa 2 lông mày; viêm xoang sàng trước thì nhức giữa 2 mắt; viêm xoang sàng sau hay xoang bướm thì thấy đau nhức trong sâu, nhức vùng gáy. Chảy dịch: tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm, nếu viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Nếu viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Vì chảy dịch nên người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tính chất dịch: tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới mắc hay mạn tính. Dịch nhầy có màu trắng, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn. Nghẹt mũi: bệnh nhân có thể nghẹt 1 bên, hoặc nghẹt cả 2 bên mũi. Điếc mũi: bệnh nhân viêm xoang thường mất ngửi mùi, vì viêm nặng, phù nề nhiều, nên mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác làm bệnh nhân mất ngửi. Trường hợp bố bạn viêm xoang mạn tính nếu điều trị nội khoa (dùng thuốc) không tiến triển có thể cần phối hợp can thiệp thủ thuật (thủ thuật Proetz) súc rửa xoang: là cách rửa xoang để lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm. Hoặc phẫu thuật nội soi xoang: mở các đường dẫn lưu trong mũi nhằm khắc phục tình trạng do viêm xoang ảnh hưởng đến khả năng thở của mũi.

BS. Hoàng Văn Thái